Thứ Năm, 5 Tháng Mười Hai, 2024

Lựa chọn vị trí ga ngầm C9, Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2, Hà Nội: Phát triển hài hòa, hiệu quả và bền vững

Khi Văn phòng UBND TP Hà Nội ban hành Văn bản 137/TB-VP thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn tại cuộc họp xem xét phương án quy hoạch tổng mặt bằng ga ngầm C9, trong đó có xem xét phương án bỏ ga ngầm C9 cạnh hồ Hoàn Kiếm, nhiều chuyên gia đánh giá đây là “độ lùi” rất cần thiết để Hà Nội bảo tồn những di sản riêng có. Tuy nhiên, tại cuộc làm việc với Thủ tướng Chính phủ chiều 28.3, Hà Nội lại kiến nghị vị trí nhà ga C9 theo đúng dự án đầu tư và quy hoạch giao thông đã được phê duyệt, khiến dư luận không khỏi băn khoăn.

Chính sách

KTS. Trần Huy Ánh - CitySolution
KTS. Trần Huy Ánh - CitySolutionhttps://hanoi.land/cs
Trung tâm nghiên cứu Giải pháp – Chính sách quản trị phát triển đô thị (CitySolution) là một đơn vị thành viên của Hanoi.Land - chuyên nghiên cứu các vấn đề trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị, đặc biệt là của Thành phố Hà Nội. Chúng tôi chú trọng vào việc tư vấn, phản biện mang tính xây dựng và đề xuất các giải pháp, góp phần vào sự phát triển chung của Thủ đô.

“Độ lùi” rất cần thiết

Chia sẻ trên báo Văn hóa, PGS,TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho biết, ngay từ những ngày đầu góp ý cho tổng thể Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị tuyến 2 nói chung và ga ngầm C9 nói riêng, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực và bộ, ngành, tổ chức có liên quan đã bày tỏ quan điểm với lãnh đạo thành phố Hà Nội, đơn vị tư vấn là không nên bố trí nhà ga ngầm C9 ở vị trí như hiện nay (ranh giới nhà ga ngầm trùng với ranh giới vùng bảo vệ II Di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn). Nếu bố trí ga ngầm tại một vị trí nhạy cảm như vậy sẽ ảnh hưởng đến nhiều công trình di tích lịch sử, văn hóa của thủ đô, tạo áp lực giao thông khi nơi đây sẽ đón lượng khách rất lớn. Đó là chưa kể sẽ gây dư luận không tốt. Vì thế, ông Bài cho rằng, phương án xem xét bỏ ga ngầm C9, mà từ ga ngầm C8 sẽ đến thẳng ga ngầm C10, là một đề xuất sáng suốt, qua đó thể hiện sự lắng nghe ý kiến của giới chuyên gia, nhà nghiên cứu… Đây là phương án tối ưu nhằm bảo đảm cho tính toàn vẹn của di sản hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn cũng như cảnh quan, không gian xung quanh.

Được biết ngay từ năm 2016, thời điểm Hà Nội khởi động lựa chọn vị trí ga C9 cạnh hồ Hoàn Kiếm, đã có nhiều chuyên gia văn hóa, lịch sử, quy hoạch kiến trúc quan ngại. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng nhiều lần trả lời bằng văn bản cảnh báo những nguy hại nếu đặt nhà ga trong khu vực bảo vệ II của di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn. Tháng 8.2018, sau khi tiếp nhận nhiều ý kiến tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cũng đã có Công văn gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ, trong đó nêu rõ, phương án đặt ga ngầm C9 tại khu vực hồ Hoàn Kiếm không chỉ vi phạm Luật Di sản văn hóa mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, ảnh hưởng không thể khắc phục đối với di sản, không gian văn hóa của Trung tâm thủ đô.

Phương án này có thể tạo ra những rung chấn ảnh hưởng tới Nghi môn, Tháp Bút của đền Ngọc Sơn và đền Bà Kiệu ở phía đối diện. Cùng đó sẽ gây ảnh hưởng tới cảnh quan khu vực, với những không gian mặt nước và cây xanh lâu năm đã đi vào tiềm thức của mọi người dân bị thay đổi khi nơi đây trở thành công trường thi công trong thời gian dự kiến là 3 năm; tạo nên nguy cơ tắc nghẽn giao thông khi trở thành điểm tiếp nhận lượng hành khách lớn vào trung tâm Hà Nội, nơi vốn đã có mật độ giao thông cao.

Tính nhầm,thiệt hại sẽ vô cùng lớn

Tuy vậy, tại buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ chiều 28.3, Hà Nội lại kiến nghị vị trí nhà ga C9 theo đúng dự án đầu tư và quy hoạch giao thông đã được phê duyệt. Theo diễn giải của Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị (MRB), thay đổi vị trí ga C9 sẽ làm sẽ sụt giảm khoảng 95% lượng khách sử dụng của tuyến 2. Điều này mâu thuẫn với con số MRB giải trình chất vấn của các chuyên gia, rằng “ga ngầm C9 cạnh hồ Hoàn Kiếm chỉ có vai trò trung gian, đáp ứng nhu cầu của dân địa phương, nhân viên làm việc các cơ quan trong khu vực, khách tham quan hồ Hoàn Kiếm. Có 178 tàu/ngày, với 38 hành khách mỗi tàu lên xuống tại ga C9. Tổng cộng mỗi ngày có 6.764 khách lên xuống tầu tại ga này… nên không xảy ra tắc nghẽn”. Nay được giao nghiên cứu xem xét phương án bỏ qua ga này thì MRB lại lập luận không thể bỏ vì sẽ giảm 95% lượng khách (?)

Khu vực Hồ Gươm ở trạng thái bình thường và lúc đông đến “vỡ trận” - Nguồn: Hanoidata
Khu vực Hồ Gươm ở trạng thái bình thường và lúc đông đến “vỡ trận”Nguồn: Hanoidata

Làm một ga ngầm gần nghìn tỷ đồng lại đụng vào vùng di sản, trong khi lượng khách chỉ bằng một xe buýt nhỏ, như vậy, nếu tính đúng thì không đáng đầu tư, nếu tính sai thì rõ là rất có vấn đề về năng lực của MRB.

Hà Nội đang khởi động dự án quy hoạch “quay mặt ra sông Hồng” đặt ga C9 ra phố Trần Nhật Duật chính là nằm giữa khu dân cư đông đúc và hồ Hoàn Kiếm, không phải giải phóng mặt bằng lại thừa không gian cho hàng vạn người vào ra mỗi giờ. KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội, người vốn ủng hộ đặt ga C9 sát hồ Hoàn Kiếm, nay cũng đã nhận ra: “Cần nghiên cứu cẩn thận các phương án, không chỉ có phương án di dời ga ngầm C9, mà phải xem xét cả hướng tuyến của tuyến đường sắt đô thị số 2, vì như phương án bây giờ tuyến đường sắt này sẽ nằm ngầm toàn bộ dưới khu phố cổ” (theo báo Đất Việt).

- Advertisement -spot_img

Mới nhất

Nhìn lại sau 10 năm thực hiện chiến lược Phát triển KT-XH Hà Nội 2012-2022 – Bài 1: Hạ tầng cho nền kinh tế...

Khu đô thị công nghệ cao Hòa Lạc sau 10 tập trung đầu tư (2012-2022) “Chiến lược” đặt ra mục...

Bài viết liên quan